Bài viết này mình sẽ hướng dẫn cho bạn cách tạo chuyên mục (category) và thẻ (tag) cho blog WordPress. Đây là bước căn bản nhất trước khi bạn tiến hành viết bài cũng như phát triển blog theo hướng chuyên nghiệp.
Chuyên mục và thẻ là 2 thứ rất ư quan trọng trên blog của bạn, trước khi tiến hành xây dựng nội dung thì bạn nên vạch đường sẵn mọi thứ về các chuyên mục mà bạn muốn có để viết bài trên blog, ngoài ra thì bạn cũng nên tạo một danh sách các thẻ hay dùng để định hướng cho bài viết trên blog.
Mình sẽ hướng dẫn cho bạn một cách cơ bản nhất về việc tạo thẻ và chuyên mục trên WordPress, nhằm giúp các bạn khi mới làm quen với mã nguồn WordPress khỏi bỡ ngỡ trước kho kiến thức đồ sộ này.
Để có thể thực hành được bài viết này thì trước hết bạn phải cài đặt WordPress sẵn trên máy tính cá nhân trước đã. Sau đó bạn hãy đăng nhập vào bảng điều khiển và vào chức năng bài viết (Posts) của WordPress.
Hướng dẫn tạo chuyên mục cho WordPress
Phần tạo chuyên mục này sẽ quan trọng hơn bởi vì một chuyên mục sẽ chứa nhiều bài viết với cùng một nội dung giống hoặc gần giống nhau trên blog của bạn. Bạn vào phần quản lý chuyên mục theo đường dẫn bên dưới.
Dashboard » Posts » Categories
Sau khi bạn vào phần này thì bạn sẽ thấy danh sách các chuyên mục bạn đã tạo và các ô trống để bạn tạo chuyên mục mới.
Trong bài hướng dẫn này cũng như các bài viết trên Blog HocWP sẽ có hình ảnh với bảng điều khiển bằng Tiếng Anh, mình khuyên bạn không nên dùng WordPress Tiếng Việt mà hãy dùng bản gốc của WordPress để đảm bảo đồng bộ hóa giữa bài hướng dẫn và trang blog bạn đang thực hành nhé.
Ô trống đầu tiên là phần tên của chuyên mục (Name), phần tên này là dòng chữ sẽ được hiển thị bên trên khi bạn thực hiện câu lệnh gọi nó ra.
Ô trống thứ hai là phần tên để hiển thị trong đường dẫn (Slug), phần này bạn nên tạo bằng Tiếng Việt không dấu và các từ được nối với nhau bằng dấu gạch ngang (-).
Phần tiếp theo với nhãn là Parent đó là chuyên mục mẹ của chuyên mục bạn muốn tạo. Nếu như bạn không muốn tạo chuyên mục là chuyên mục con của chuyên mục khác thì bạn để là None. Ngược lại, nếu bạn muốn tạo chuyên mục là chuyên mục con của chuyên mục khác thì bạn chọn tên của chuyên mục bạn muốn nó làm mẹ.
Ô trống tiếp theo là phần mô tả cho chuyên mục bạn đang tạo, nếu như trong giao diện của bạn có chức năng hiển thị các dòng mô tả này thì bạn nên thêm vào để hiển thị cho đẹp hơn.
Sau khi hoàn thành xong các mục phía trên thì bạn nhấn nút tạo chuyên mục mới. Những chuyên mục mà bạn đã tạo sẽ được liệt kê theo danh sách nằm phía bên cạnh bên tay phải.
Bạn có thể chỉnh sửa các chuyên mục mà bạn đã tạo trước đó, bạn cũng có thể xóa chuyên mục mà mình đã tạo. Cần chú ý là nên cẩn thận trong việc tạo và xóa chuyên mục, hãy vạch ra trước kế hoạch rồi hãy tạo, khi bạn xóa một chuyên mục nào đó mà đã được index trên Google thì trang của bạn sẽ xuất hiện lỗi 404.
Hướng dẫn tạo thẻ cho WordPress
Tag là thành phần quan trọng không kém chuyên mục, một tag có thể nằm ở nhiều bài viết và một bài viết cũng có thể có nhiều tag. Cũng giống như việc tạo chuyên mục cho WordPress, việc tạo tag cũng đơn giản và có các ô trống tương tự.
Dashboard » Posts » Tags
Để có thể quản lý và tạo tag trong WordPress thì bạn hãy đăng nhập vào bảng điều khiển và truy cập vào theo đường dẫn phía bên trên.
Các khác ở đây là tag không có tag mẹ và tag con, mỗi tag đóng một vai trò như nhau và nằm ở vị trí ngang hàng nhau. Chỉ hơn thua ở đây là tag nào thường hay được sử dụng để cho vào bài viết.
Bạn cũng có thể quản lý, chỉnh sửa hoặc xóa các tag đã tạo. Nói chung thì nó tương tự như của chuyên mục, nếu bạn xóa một tag nào đó thì cũng có khả năng tạo ra lỗi 404 trên trang của bạn.
Tóm lại
Chuyên mục và tag là 2 thứ đóng vai trò quan trọng trên trang của bạn, chúng góp phần phân luồng cho nội dung khi độc giả truy cập vào blog và xem bài viết. Nên cẩn thận trước khi tạo và xóa một chuyên mục hoặc tag bởi vì việc này có thể gây ra lỗi 404 trên blog của bạn.
Nên lên một danh sách các thứ cần tạo, phải xoáy quanh nội dung mà blog của bạn muốn hướng đến, đừng nên tạo quá nhiều chuyên mục cũng như sử dụng quá nhiều tag, nó sẽ không tốt khi người dùng muốn tìm kiếm bài viết liên quan để xem.
Mình muốn tạo tags cho cách site của mình nhưng mà khônng có hướng dẫn chi tiết hơn nhỉ