Xem xét lại chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
Một phương án thường được các công ty đưa ra xem xét là huấn luyện, đào tạo và nâng cấp nhân sự trong nội bộ. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều công ty không muốn trở thành “lò đào tạo miễn phí” khi nhân viên lại nhảy sang công ty khác, sau khi được nâng cao trình độ và năng lực từ các khóa huấn luyện nội bộ này.
Tăng trưởng nhanh dựa trên nền tảng chất lượng nhân lực thấp, vậy đến khi nào doanh nghiệp Việt Nam mới bước vào nền kinh tế tri thức, trong đó nhân lực đóng vai trò then chốt?
- Nhà Tuyển Dụng đang tìm kiếm những ứng viên cần Việc Làm và mong muốn tìm được Việc Làm Nhanh, đừng bỏ lỡ cơ hội!
Tầm nhìn cho phát triển bền vững
Sau một thời gian dài làm giàu theo “độ nóng” của thị trường, các doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu nhìn nhận rằng chỉ có thể phát triển bền vững khi cân bằng được giá trị kinh tế và giá trị nhân văn. Vai trò cốt lõi của ngành quản trị nhân sự dần dần được thừa nhận và đề cao.
Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Quân (Chủ tịch EduViet Corporation kiêm trưởng ban tổ chức “Ngày nhân sự Việt Nam 2011”) nhận định: “Doanh nghiệp Việt Nam hiện đang đầu tư rất thấp cho chiến lược nhân sự. Một số công ty tự cho là có chiến lược nhân sự, nhưng khi xem xét kỹ lại xem chiến lược đó như thế nào, hoạt động ra sao thì hầu như chưa có gì cụ thể. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp là bài toán của doanh nghiệp, nhà trường, xã hội, nhà nước và của bản thân người lao động. Xu thế chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức đòi hỏi mỗi cá nhân phải không ngừng học tập để sở hữu các tri thức mới”.
Nói tóm lại, muốn có phương án quản trị nhân sự tốt phải có chiến lược, tầm nhìn tốt. Muốn có chiến lược, tầm nhìn tốt thì phải quay về yêu cầu cốt lõi là phải có con người tốt. Vậy doanh nghiệp có thể tìm nguồn nhân lực tốt ấy ở đâu?
Giải pháp hiệu quả và lâu dài
Xu hướng tìm nguồn nhân lực chủ đạo hiện nay tại Việt Nam là các cán bộ nhân sự đi săn nhân tài từ các doanh nghiệp khác.
Tuy nhiên, một số doanh nghiệp cho rằng nguồn tuyển dụng này đôi khi mang lại rủi ro cao ví dụ như trong trường hợp lỡ tuyển nhầm người, hoặc người mới về có văn hóa, tính cách quá khác biệt so với văn hóa hiện có tại công ty. Trong cuộc tọa đàm, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Vissan Văn Đức Mười cho biết: “Doanh nghiệp còn có nguy cơ mất công nghệ hoặc bí mật kinh doanh khi nhân tài bỏ việc, chạy sang làm cho công ty khác”.
Một phương án thường được các công ty đưa ra xem xét là huấn luyện, đào tạo và nâng cấp nhân sự trong nội bộ. Thế nhưng, trên thực tế, nhiều công ty không muốn trở thành “lò đào tạo miễn phí” khi nhân viên lại nhảy sang công ty khác, sau khi được nâng cao trình độ và năng lực từ các khóa huấn luyện nội bộ này.
- Những tin tức Viec Lam và Việc Làm 24h được Mangvieclam.com cập nhật liên tục, tham khảo ngay!
Đau đầu về chất lượng của sinh viên mới ra trường
Phương án doanh nghiệp kết nối trực tiếp với các trường đại học, “săn” sinh viên giỏi ngay từ ghế nhà trường được các đại biểu hội thảo cho rằng cần được khuyến khích.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là kết nối như thế nào cho hiệu quả, khi nhà trường còn chịu nhiều áp lực từ thủ tục, quy chế thụ động, khép kín hoặc cách giảng dạy truyền thống, một chiều nên không phải sinh viên nào tốt nghiệp ra trường đều có trình độ vững vàng.
Đề cập đến kết quả nghiên cứu khảo sát 335 doanh nghiệp tham sự giải “Sao vàng Đất Việt 2011”, Phó Giáo sư Tiến sĩ Lê Quân cho biết nhiều công ty khá bức xúc về chất lượng của sinh viên tốt nghiệp, khi còn yếu cả về chuyên môn, kỹ năng mềm lẫn trình độ tiếng Anh. Nhiều doanh nghiệp tỏ ra thờ ơ với sinh viên mới ra trường. Họ cho rằng phải mất nhiều thời gian để đào tạo lại sinh viên tốt nghiệp từ những kỹ năng cơ bản như soạn thảo văn bản, gửi email cho đến giao tiếp, tác phong làm việc.
Trả lời phỏng vấn của đài ABC, một nữ chuyên gia cao cấp về nhân sự của công ty Ernst & Young cho rằng điều căn bản là cần phải thay đổi hệ thống, phương pháp, nội dung giáo dục quốc gia. Nguồn nhân sự chất lượng mà đợi sự hỗ trợ từ phía doanh nghiệp thì xem như đã mất hơn 20 năm uổng phí trong việc đào tạo ra một con người có đầy đủ kỹ năng và giá trị. Mặc dù thường được nước ngoài ca ngợi về tính thông minh, nhanh nhạy trong việc tiếp thu cái mới, người lao động Việt Nam lại thiếu cái nhìn bao quát, thiếu phương pháp luận và thường cảm tính trong đánh giá và giải quyết vấn đề. Về cơ bản, đó là kết quả của quá trình giáo dục thiếu chủ động, thiếu mở rộng học hỏi, sáng tạo mà chỉ rập khuôn một chiều.
Tuy vậy, theo Phó giáo sư Tiến sĩ Lê Quân, cán bộ nhân sự không thể khoanh tay đứng nhìn và đổ lỗi hoàn toàn cho hệ thống đào tạo. Các doanh nghiệp cần hợp tác với các cơ sở giáo dục trong việc định hướng nghề nghiệp hoặc tạo điều kiện thực tập, thực tế cho học sinh sinh viên. Báo cáo khảo sát thực trạng quản trị nhân sự của doanh nghiệp Việt Nam cho thấy chỉ có 3% doanh nghiệp có quan hệ với nhà trường trong tuyển dụng nhân sự.
Hãy xem thêm những công việc đang tuyển sau đây:
- Quảng Cáo/Marketing/PR
- Lao Động Phổ Thông
- Chăm Sóc Khách Hàng
- Sinh Viên/Mới Tốt Nghiệp/Thực Tập
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply