Bài học đắt giá dành cho bạn khi thỏa thuận lương với nhà tuyển dụng
ạn phải luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình thỏa thuận lương. Nếu NTD đã đưa ra mức lương đề nghị, bạn đã nằm trong tầm ngắm được chọn. Nếu như bạn thỏa thuận rồi mà vẫn không đi đến đâu, hãy luôn nhớ rằng bạn đã nhận được thư chấp nhận từ công ty, ngay cả khi mức đề nghị không cao như bạn nghĩ hoặc không xứng đáng với bạn. Và nếu thỏa thuận lương không thành công, hãy cảm ơn NTD một lần nữa vì đã cho bạn cơ hội. Biết đâu sau này bạn sẽ lại đi phỏng vấn cùng công ty đó cho các vị trí khác.
Dù bạn mới đi làm hay đã có nhiều năm kinh nghiệm, dù bạn thích hay ghét việc thỏa thuận lương thì việc bạn tích lũy thêm các mẹo thỏa thuận lương để đạt được mức mong muốn là không bao giờ thừa.
- Nhà Tuyển Dụng đang tìm kiếm những ứng viên cần Việc Làm và mong muốn tìm được Việc Làm Nhanh, đừng bỏ lỡ cơ hội!
Bạn có thể đã đọc nhiều về các kỹ năng thỏa thuận lương, nên trong bài này chúng tôi sẽ giới thiệu những lỗi phổ biến mà ứng viên hay mắc phải dẫn đến kết quả là họ phải nhận mức lương thấp hơn.
1. Hài lòng với mức lương đưa ra/Không thỏa thuận. Lỗi phổ biến nhất là nhiều ứng viên chấp nhận mức do nhà tuyển dụng (NTD) đề ra. Thông thường ứng viên trẻ và ứng viên nữ thường mắc lỗi này, đa phần là vì chưa hiểu quy trình thỏa thuận lương hoặc ngại/không thoải mái khi thỏa thuận lương. Đồng ý mức lương do NTD đề ra có nghĩa là bạn sẽ phải chấp nhận nhiều hậu quả về tài chính sau này – mức lương thấp và tỉ lệ tăng lương thấp, dần dần sẽ dẫn đên việc bạn chán ghét công việc và NTD.
(Nguồn: Internet)
2. Tiết lộ mức lương bạn sẽ chấp nhận ngay từ đầu. Không tiết lộ quá nhiều thông tin là chìa khóa vàng trong quá trình đàm phán. Nhiều NTD sẽ hỏi về mức lương tại các công ty cũ và mức lương mong muốn. Trong những tình huống này, bạn phải luôn cẩn thận về những gì mình sẽ trình bày, vì càng trì hoãn tiết lô những thông tin này sẽ giúp bạn dễ dàng thỏa thuận lương sau này.
3. Chỉ tập trung vào nhu cầu của ứng viên hơn là các giá trị họ có thể đóng góp. Nhiều ứng viên chỉ tập trung vào những điều mình cần hơn là các giá trị mà họ có thể mang lại cho NTD. Bạn hãy nên cho NTD biết khả năng đóng góp của mình và thỏa thuận lương từ đó, hơn là nói trước một mức lương chính xác bạn có thể chấp nhận.
4. Không tìm hiểu kỹ về mức lương hoặc không chuẩn bị cho quy trình thỏa thuận. Hãy tìm hiểu về NTD tương lai trên các phương diện mức lương, chính sách thỏa thuận, chế độ thưởng. Ngay cả khi bạn quyết định không thỏa thuận lương thì bạn vẫn có sự hiểu biết tốt hơn về thị trường nhân lực và giá trị của bản thân.
- Những tin tức Viec Lam và Việc Làm 24h được Mangvieclam.com cập nhật liên tục, tham khảo ngay!
5. Đề cập về lương quá sớm. Bạn hãy nên luôn kiên nhẫn khi đề cập đến lương. Bạn càng để dành lâu thì càng có nhiều điều lợi trong quá trình thỏa thuận lương. Thời điểm thích hợp nhất là khi bạn biết mình đã đến những vòng phỏng vấn cuối cùng, và bạn sẽ hỏi về lương thưởng, tiền hoa hồng, chế độ bảo hiểm và các quyền lợi khác. Nhiều NTD sẽ nhận xét rằng họ dễ dàng “bắt mạch” các ứng viên chỉ quan tâm đến tiền trong quá trình phỏng vấn và biết được cách sẽ thỏa thuận với các ứng viên này về sau như thế nào.
6. Chấp nhận công việc quá nhanh. Quá trình tìm việc có thể kéo dài hàng tuần hoặc nhiều tháng liền. Đề nghị từ NTD, dù có hấp dẫn thế nào đi chăng nữa, cũng cần phải được xem xét lại. Nhiều NTD sẽ cho bạn thời gian để cân nhắc. Khi bạn được NTD chọn, bạn đã có được “quyền lực” nhất định để thỏa thuận các đề nghị, và hãy dùng quyền lực này như một vũ khí hiệu quả cho bạn và kéo dài thêm thời gian nếu có thể trước khi bạn ra quyết định cuối cùng.
(Nguồn: Internet)
7. Từ chối công việc quá nhanh. Nhiều ứng viên nhanh chóng từ chối các NTD khi mức đề nghị không như mong muốn. Trong nhiều trường hợp bạn có thể từ chối ngay lập tức nhưng nếu được bạn hãy luôn xin thêm thời gian để cân nhắc. Nếu mức lương quá thấp, bạn có thể từ chối ngay. Nếu lương vẫn có thể chấp nhận được (dù vẫn thấp hơn bạn mong đợi), bạn hãy xem thêm các quyền lợi khác. Nhiều NTD có thể trả lương thấp hơn mức thị trường nhưng bù lại sẽ có các chính sách thưởng, chế độ bảo hiểm cá nhân, hoặc mua cố phiếu của công ty.
8. Yêu cầu thay đổi quá nhiều trong Thư chào đối ứng (Counteroffer). Nếu bạn thích công việc và xác định được NTD theo mong muốn của mình nhưng bạn vẫn chưa hài lòng với mức NTD đề nghị, bạn có thể cân nhắc gửi lại một Thư chào đối ứng (Counteroffer). Khi viết thư này, bạn chỉ nên tập trung tối đa vào 2 điểm để thỏa thuận; bạn không thể đàm phán hết tất cả hạng mục. Nếu lương thấp, hãy chỉ đề cập vào lương. Nếu bạn biết NTD không thể thay đổi mức lương, hãy tập trung vào các quyền lợi khác. Và vì bạn chỉ có thể chọn tối đa 2 mục, bạn phải cân nhắc kỹ lưỡng trong thư của mình.
9. Đưa lý do cá nhân vào việc thỏa thuận lương. Bạn phải luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong quá trình thỏa thuận lương. Nếu NTD đã đưa ra mức lương đề nghị, bạn đã nằm trong tầm ngắm được chọn. Nếu như bạn thỏa thuận rồi mà vẫn không đi đến đâu, hãy luôn nhớ rằng bạn đã nhận được thư chấp nhận từ công ty, ngay cả khi mức đề nghị không cao như bạn nghĩ hoặc không xứng đáng với bạn. Và nếu thỏa thuận lương không thành công, hãy cảm ơn NTD một lần nữa vì đã cho bạn cơ hội. Biết đâu sau này bạn sẽ lại đi phỏng vấn cùng công ty đó cho các vị trí khác.
10. Không yêu cầu NTD xác nhận thỏa thuận bằng văn bản. Sau khi thỏa thuận thành công, bạn phải yêu cầu NTD xác nhận lại bằng văn bản. Nếu NTD cố tình lảng tránh việc này, bạn phải cân nhắc lại về việc có ký vào đơn chấp nhận làm việc tại công ty hay không.
Hãy xem thêm những công việc đang tuyển sau đây:
- Kinh Doanh
- Bán Hàng
- Công Nghệ Thông Tin
- Bảo Vệ/Vệ Sĩ/An Ninh
Truy cập để xem nhiều hơn tại MangViecLam.com – Kết Nối Sự Nghiệp, Tuyển Dụng, Kiếm Tìm Việc Nhanh 24H
Hotline: (028) 2222 2236 / (08) 2266 3636 / (08) 2268 3636
Leave a Reply